Không tìm thấy kết quả nào

    Tỷ lệ lạm phát và lãi suất như thế nào thì tốt nhất cho nền kinh tế

    Tỷ lệ lạm phát và lãi suất như thế nào thì tốt nhất cho nền kinh tế
    Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất nên được giữ ở mức nào để duy trì nền kinh tế và đồng nội tệ mạnh? Lãi suất do các cơ quan quyền lực quy định còn lạm phát phản ánh tình trạng giá cả hàng hóa tiêu dùng. Trong quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, khi lạm phát cao, người cho vay sẽ là người chịu thiệt, người đi vay sẽ là người được lợi và ngược lại.
        Trong lịch sử đã từng xảy ra rất nhiều cuộc siêu lạm phát trên khắp thế giới. Còn tại Việt Nam, năm 1988 tỷ lệ lạm phát là 308% đã gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống và nền kinh tế. Sự tăng giảm lãi suất cũng góp phần làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng và giá cả sản phẩm. Vì thế, lạm phát và lãi suất có mối tương quan gián tiếp đến nhau và là hai yếu tố tài chính vô cùng quan trọng.

    🎈 ĐÔI NÉT VỀ LẠM PHÁT
        Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung. Điều này không nhất thiết có nghĩa giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.

    🎈 PHÂN LOẠI LẠM PHÁT
    Lạm phát có các loại sau đây:
    • Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, xảy ra khi giá cả tăng chậm và tỉ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động nguy hiểm ngay lập tức đối với nền kinh tế.  
    • Lạm phát phi mã: là loại lạm phát khi giá cả tăng với tỉ lệ hai hoặc ba con số như 20%, 100%, 300% một năm. Khi lạm phát phi mã kéo dài sẽ nảy sinh những biến dạng nghiêm trọng cho nền kinh tế.
    • Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã. Siêu lạm phát tác động rất xấu đến nền kinh tế, thu nhập thực tế của người lao động giảm mạnh, tốc độ chu chuyển tiền tăng nhanh ghê gớm.
    LÃI SUẤT LÀ GÌ?
        Lãi suất là tỉ lệ mà theo đó số tiền lãi mà người vay phải có trách nhiệm chi trả cho người cho vay dựa trên số tiền vay theo cam kết ban đầu. Hay nói một cách chính xác, lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả trong một thời gian đã được xác định từ trước, thông thường sẽ được tính theo năm. Các mục tiêu về lãi suất là một công cụ rất quan trọng của chính sách tiền tệ hiện hành, cũng như là chỉ số quan trọng để tính đến biến số đầu tư, lạm phát hoặc thất nghiệp.

    📝 CÁC LOẠI LÃI SUẤT PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG
    Hiện nay, có 7 loại loại lãi suất phổ biến sau đây:
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
        - Đây là loại lãi suất mà ngân hàng sẽ trả cho bạn khi tham gia gửi tiền vào ngân hàng. Loại lãi suất này sẽ khác nhau tùy thuộc vào số tiền gửi, kỳ hạn cũng như loại tiền gửi có thời hạn hoặc không thời hạn.
    Lãi suất cho vay
        - Đây là loại lãi suất mà người vay sẽ phải trả cho ngân hàng khi tham gia vay tiền. Tương tự như lãi suất tiền gửi tiết kiệm, tùy vào khoản vay cùng một số chính sách mà nhà nước ưu ái cho các đối tượng cụ thể mà bạn sẽ được tính tỷ lệ lãi suất khác nhau.
    Lãi suất thả nổi
        - Đây là loại lãi suất sẽ được điều chỉnh theo định kỳ, thông thường là 3 tháng/lần, 6 tháng/lần hay 12 tháng/lần. Mức điều chỉnh và kỳ hạn điều chỉnh về lãi suất sẽ được thỏa thuận cụ thể giữa ngân hàng và người vay rồi sẽ được ghi rõ trên hợp đồng vay vốn.
    Lãi suất tín dụng
        - Là sự thỏa thuận trước đó mà bạn sẽ phải trả số tiền lãi dựa theo khoản vay kinh doanh, vay trả góp hoặc vay qua thẻ tín dụng. Cụ thể thì đây là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lãi vay và tổng số tiền cho vay trong một khoảng thời gian xác định.
    Lãi suất chiết khấu ngân hàng
        - Đây là loại lãi suất mà ngân hàng trung ương áp dụng vào các khoản tiền cho ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt trong ngắn hạn.
    Lãi suất cơ bản
        - Đây là loại lãi suất thường được các ngân hàng dựa vào để làm cơ sở ấn định mình lãi suất kinh doanh. Tại nước ta thì tỷ lệ lãi suất cơ bản này sẽ được nhà nước công bố
    Lãi suất liên ngân hàng
        - Đây là loại lãi suất được sử dụng giữa các ngân hàng với nhau. Lãi suất này được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất liên ngân hàng sẽ chịu sự chi phối bởi lãi suất mà ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian vay.

    ♻️ MỐI QUAN HỆ LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT: SỰ TĂNG/ GIẢM LÃI SUẤT/ LẠM PHÁT CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ?
        Mỗi quốc gia sẽ tồn tại mức lãi suất khác nhau và được ấn định bởi các cơ quan quan quản lý tài chính quyền lực như Ngân hàng trung ương châu Âu tại Liên Minh châu Âu, Cục dự trữ Liên bang (FED) tại Mỹ, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tại Nhật Bản... Khi Ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất khiến cho lãi suất trên các khoản vay cũng giảm theo, điều này sẽ khiến người dân quan tâm hơn đến các khoản vay. Do vậy, lượng tiền lưu thông và mức tiêu dùng xã hội cũng tăng lên.
        Cùng lúc đó, lượng cung tiền với giá rẻ sẽ làm giá trị đồng tiền quốc gia thấp đi so với các loại ngoại tệ khác. Đồng nghĩa với việc tỷ lệ lạm phát có thể tăng lên. Ngược lại, mức lãi suất cao làm cho nhu cầu về tiền giảm xuống và dẫn tới giảm tổng lượng tiền trong lưu thông. Người dân thích gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lợi từ mức lãi suất cao. Việc tăng lãi suất như vậy sẽ ảnh hưởng tích cực lên đồng tiền của một quốc gia. Nhu cầu tiêu dùng vì thế mà thấp đi khiến giảm nguy cơ tăng giá hàng hóa. Vì thế lạm phát thấp.

    LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT NÊN ĐƯỢC DUY TRÌ NHƯ THẾ NÀO?
        Nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn so với mức lãi suất, việc gửi tiền vào các ngân hàng sẽ thật vô ích khi đồng tiền mất giá nhanh hơn lãi suất được hưởng. Vì thế người tiêu dùng muốn dùng tiền để mua hàng hóa hoặc thanh toán dịch vụ, điều này tác động xấu tới nền kinh tế nói chung. Nếu mức lãi suất và tỷ lệ lạm phát tương đương nhau, tình hình cũng sẽ có diễn biến tương tự nhưng ở tốc độ chậm hơn. Các chuyên gia kinh tế vĩ mô nhận định rằng, giả định tốt nhất cho nền kinh tế của một quốc gia là mức lãi suất cao hơn một chút so với tỷ lệ lạm phát.
        Như vậy, lạm phát trong kinh tế vĩ mô là một chỉ số có tính bao quát phản ánh những biến động vĩ mô trong nền kinh thế như: Tiền tệ, chính sách về tài chính, cung cầu của hàng hóa, tiêu dùng… Lạm phát và lãi suất có quan hệ chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người tiêu dùng.

    Nguồn: Healer

    Đăng nhận xét

    Mới hơn Cũ hơn

    نموذج الاتصال